Tên sản phẩm: Đèn dầu long phụng chầu nguyệt men rạn vẽ tay
Xuất xứ: Gốm sứ Bát Tràng
Họa tiết: Long Phụng chầu nguyệt
Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt thì Long Phụng là một trong những biểu tượng quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt, mang đến thành công, hạnh phúc cho gia chủ.
- Long (Rồng) là loài vật tượng trưng cho quyền lực, địa vị, tiền tài, phú quý, sang giàu. Sử dụng vật phẩm có hình tượng, hoa văn Rồng để trên bàn làm việc hay trong nhà là để cầu may mắn, cầu thành công, phát đạt. Rồng là sự bắt đầu mới mẻ, chứa nhiều sức sống tươi mới, là biểu tượng có sức mạnh, quyền uy nhất.
Rồng là biểu tượng cho sức mạnh, cho vương quyền, cho Vua Chúa. Nhắc đến Rồng, người ta sẽ nghĩ ngay đến sự quyền lực và cao quý của nhà Vua. Đây cũng là linh vật tồn tại nhiều trong các truyền thuyết và tồn tại từ ngàn xưa đến tận ngày nay.
- Phụng (Phượng) là loài chim của sự bất tử, khả năng tái sinh vô cùng mạnh mẽ. Mang trên mình những đặc điểm tinh tế, đẹp đẽ nhất của hầu hết các loài chim.
Theo các truyền thuyết kể lại rằng, Phượng Hoàng khá đặc biệt, có thể mang nhiều đồ vật gấp nhiều lần trọng lượng bé nhỏ của cơ thể. Người ta còn nói rằng, nước mắt Phượng Hoàng là thuốc thần có thể chữa lành mọi vết thương. Tiếng ca du dương của Phượng Hoàng giúp cho người nghe có được can đảm, dũng khí, tinh thần thêm mạnh mẽ. Lông Phượng Hoàng có thể được sử dụng như một loại vũ khí hay khiên giáp để chống lại những điều xấu xa.
Men Rạn là dòng men nổi tiếng của làng nghề Bát Tràng, do các nghệ nhân Bát Tràng nghiên cứu làm ra, cho đến ngày nay các tài liệu gốm men cổ ở Việt Nam xác nhận dòng men rạn chỉ được sản xuất tại làng gốm Bát Tràng từ khoảng cuối thế kỷ 16 và kéo dài tới đầu thế kỷ 20. Những năm gần đây dòng men này mới được nghiên cứu và phục hồi trở lại.
Nguyên lý của loại men này là, lợi dụng độ co giữa men và xương gốm mà tạo ra những vết rạn với đủ các kích cỡ. Men Rạn được sản xuất với các nguyên liệu như: đá trường thạch, đá vôi,… nghiền nhỏ, sau đó phủ lên toàn bộ bề mặt sản phẩm gốm rồi nung ở nhiệt độ khoảng 1100°C – 1200°C. Sau khi nung xong, sản phẩm được để nguội, người thợ sẽ dùng một loại nước chiết suất từ củ nâu hoặc thuốc tím để bôi lên bề mặt của men, thuốc sẽ ngấm vào những khe rạn trên bề mặt men làm nổi lên những đường rạn rõ hơn, đẹp hơn. Men rạn có sắc ngà xám, các vết rạn chạy dọc và ngang chia ra nhiều hình tam giác, tứ giác, ngũ giác,…
* Quý vị có thể xem đầy đủ bộ sản phẩm này tại mục: Bộ đồ thờ gốm men rạn vẽ kỹ