Tên sản phẩm: Chum men rạn vẽ cảnh Tùng Hạc
Xuất xứ: Gốm sứ Bát Tràng
Chất liệu: Men rạn cổ
Họa tiết: cảnh Tùng Hạc vẽ tay
Kích thước: Chiều cao x đường kính x miệng Ø ( cm )
Chum 28: 28 cm x 25 cm x 15,5 cm
Lưu ý: Do sản phẩm được sản xuất thủ công nên có sự sai khác về kích thước
Tùng Hạc Diên Niên còn được gọi với nhiều tên khác như: Bách Hạc Quần Tùng, Song Tùng Bách Hạc, Tùng Hạc Đồng Xuân,... Tùng Hạc Diên Niên là sự kết hợp hài hòa giữa Cây Tùng và Chim Hạc. Theo phong thủy, Tùng hạc diên niên là biểu tượng mạnh mẽ cho sức mạnh tràn đầy, trường thọ vô biên. Hình ảnh còn đem lại sự may mắn, bình an. Ngoài ra, các cảnh vẽ Tùng hạc diên niên dù trong khung cảnh nào cũng luôn xuất hiện ánh mặt trời đỏ rực tràn đầy sức sống. Điều đó tượng trưng cho may mắn và những điều tốt đẹp.
Cây Tùng mọc trên núi cao, đất đá khô cằn. Nó mọc ngay ở những mỏm núi chênh vênh, chịu nhiều sương gió, bão tuyết mà không chết không đổ thể hiện sức sống bền bỉ. Người xưa xem Tùng là đại diện cho trăm cây, ngoài ý nghĩa trường thọ thì tùng còn là đại diện của khí tiết của đấng trượng phụ. Trong quan niệm của người Trung Hoa, Tùng còn có khả năng trừ tà, xua đuổi ma quỷ rất mạnh nên Tùng mang lại sự bình yên, àn lành cho con người.
Chim Hạc trong truyền thuyết xưa là một loài chim tiên, trong “Tước bào cổ kim chú” có viết: “Hạc thiên niên tắc biến thành thương, hựu lưỡng thiên tuế tắc biến hắc, sở vị huyền Hạc dã” giải nghĩa ra là: “Qua ngàn năm Hạc biến màu xanh; qua hai ngàn năm, Hạc biến thành đen, nên gọi là Hạc huyễn hoặc”. Vì vậy, người xưa xem Hạc là loài chim tượng trưng cho sự trường thọ.
Men Rạn là dòng men nổi tiếng của làng nghề Bát Tràng, do các nghệ nhân Bát Tràng nghiên cứu làm ra, cho đến ngày nay các tài liệu gốm men cổ ở Việt Nam xác nhận dòng men rạn chỉ được sản xuất tại làng gốm Bát Tràng từ khoảng cuối thế kỷ 16 và kéo dài tới đầu thế kỷ 20. Những năm gần đây dòng men này mới được nghiên cứu và phục hồi trở lại.
Nguyên lý của loại men này là, lợi dụng độ co giữa men và xương gốm mà tạo ra những vết rạn với đủ các kích cỡ. Men Rạn được sản xuất với các nguyên liệu như: đá trường thạch, đá vôi,… nghiền nhỏ, sau đó phủ lên toàn bộ bề mặt sản phẩm gốm rồi nung ở nhiệt độ khoảng 1100°C – 1200°C. Sau khi nung xong, sản phẩm được để nguội, người thợ sẽ dùng một loại nước chiết suất từ củ nâu hoặc thuốc tím để bôi lên bề mặt của men, thuốc sẽ ngấm vào những khe rạn trên bề mặt men làm nổi lên những đường rạn rõ hơn, đẹp hơn. Men rạn có sắc ngà xám, các vết rạn chạy dọc và ngang chia ra nhiều hình tam giác, tứ giác, ngũ giác,…